There are no products in the cart!
-
03 Tháng 12, 2021
-
3050 views
Các phương pháp nghiên cứu trong bài luận văn (Phần 1)
Phương pháp nghiên cứu trong bài luận văn là gì?. Những khái niệm này không phải thầy cô nào cũng hướng dẫn cho các bạn. Nhưng bất kì bài luận nào cũng cần phải có các nội dung này. Phần này thường nằm trong Chương mở đầu
Xem thêm: Cách trình bày và nội dung chủ yếu trong bài khóa luận tốt nghiệp
Vậy những khái niệm này là gì và cần viết nội dung gì trong các phần này. Hôm nay các bạn hãy cùng MOSL tìm hiểu về các vấn đề này nhé!
1. Nghiên cứu là gì?
Để có thể hiểu được các phương pháp nghiên cứu ta cần hiểu rõ khái niệm nghiên cứu là gì?
Nghiên cứu là sự tìm kiếm kiến thức, hoặc là sự điều tra mang tính hệ thống, với suy nghĩ mở rộng. Mục đích là khám phá, giải thích và phát triển các phương pháp nhằm vào sự tiến bộ kiến thức của nhân loại. Nó có thể ứng dụng trong khoa học, trong giáo dục và trong kinh doanh.
Nghiên cứu là quá trình thu thập và phân tích thông tin một cách có hệ thống nhằm tăng cường sự hiểu biết về một hiện tượng hay một vấn đề nào đó.
Nghiên cứu được phân loại thành:. Nghiên cứu khoa học và Nghiên cứu kinh tế
1.1 Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm nghiên cứu khoa học để phát hiện những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn nghiên cứu khoa học phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.
1.2 Nghiên cứu kinh tế
Dựa trên khái niệm về nghiên cứu. Nghiên cứu kinh tế là nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực kinh tế. Nói cách khác, nghiên cứu kinh tế là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu, chứng cứ, vận dụng các công cụ kiến thức và công cụ phân tích xử lý thông tin dữ liệu nhằm đạt được sự hiểu biết về vai trò và hành vi của từng cá nhân, hộ gia đình, doanh
nghiệp, ngành, thị trường, quốc gia hoặc toàn bộ nền kinh tế đối với việc đưa ra quyết định kinh tế.
2. Phân biệt phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và hỗn hợp
2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Một cách hiểu đơn giản, nghiên cứu để tìm hiểu, phát hiện các yếu tố mới. Định tính dịch là xác định các yếu tố, tính chất của sự việc. Ví dụ:. Bạn làm khảo sát để tìm hiểu, phát hiện các yếu tố tác động tới hành vi đi taxi. Vì việc bạn thu thập ý kiến để phát hiện các yếu tố tác động tới việc đi taxi gọi là nghiên cứu định tính.
Mục tiêu nghiên cứu định tính hướng đến ý nghĩa các khái niệm, định nghĩa, đặc điểm và sự mô tả đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu định tính thường được áp dụng trong xã hội học, tâm lý học, kinh tế học, kinh tế chính trị, luật,…
Nghiên cứu định tính thường được áp dụng giai đoạn thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Ở giai đoạn thu thập dữ liệu, các kỹ thuật nghiên cứu định tính thường được áp dụng gồm nghiên cứu lý thuyết nền, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu tình huống, quan sát,…
2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng là loại hình nghiên cứu mà ta muốn lượng hóa sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và công cụ thống kê, mô hình hóa được sử dụng cho việc lượng hóa các thông tin của nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng phù hợp với các nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng một kết quả nào đó. Cách tiếp cận định lượng thực hiện khi cần kiểm định các giả thuyết khác nhau và một lý thuyết nào đó.
2.3 Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
Đây là phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa định tính và định lượng. Người làm nghiên cứu sẽ sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng để làm nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta muốn hiểu rõ bản chất sự vật, nghiên cứu cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình hay khung phân tích thì phải dùng phương pháp nghiên cứu định tính với các công cụ tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu, chuyên gia,… Đồng thời, trong nghiên cứu chúng ta thường dựa trên một quan sát với cỡ mẫu đủ lớn để có kết quả tin cậy cần thiết. Chúng ta dùng dữ liệu, thông tin của mẫu để ước đoán số liệu, thông tin tổng thể nghiên cứu. Vì vậy phương pháp định lượng là hiển nhiên.
3. Mách bạn một số lưu ý về nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
Nhiều sinh viên từng bị trừ điểm oan khi thêm các phương pháp nghiên cứu mà không hiểu. Ví dự như một bài luận văn điểm hình phân tích tình hình kinh doanh của công ty. Nhiều bạn sinh viên sẽ ghi là sử dụng phương pháp định tính, định lượng,… Thế là chưa đúng. Bạn sẽ bị giảng viên nhắc nhở đấy.
Hai phương pháp trên thường được ứng dụng trong các bài nghiên cứu khoa học. Nếu các bạn có thực hiện khảo sát hoặc nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự việc thì đó là nghiên cứu định tính định lượng. Nếu bạn chỉ sử dụng các số liệu có sẵn của công ty và nếu ý nghĩa thì đó không phải định tính định lượng
Thông thường các bài nghiên cứu khoa học sẽ ứng dụng các phương pháp nghiên cứu này.
Còn nhiều phương pháp trong nghiên cứu khác thường ứng dụng trong bài luận văn. MOSL sẽ tiếp tục bàn luận với các bạn trong bài viết sau.
4. Tổng kết
Trong bài viết hôm nay, MOSL đã cũng với các bạn bàn luận về phương pháp nghiên cứu. Hiểu rõ về các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng và tránh được các lỗi về phương pháp nghiên cứu.
Ngoài ra, MOSL cung cấp các dịch vụ hỗ trợ viết luận văn và thu thập, phân tích số liệu. Nếu trong quá trình học tập có khó khăn gì, các bạn đừng ngại liên hệ chúng mình qua số điện thoại 0707.33.9698 hoặc Mail: sales@mosl.vn | Fanpage: Mentor Of Số Liệu
Xem thêm: Phương pháp viết phần Lời mở đầu cho bài luận
Tag: phuong phap nghien cuu khoa hoc la gi, cac phuong phap nghien cuu, phuong phap nghien cuu khoa hoc,, phuong phap nghien cuu,