Thang đo thống kê: Bí kíp phân loại trong 3 giây

Bạn gặp khó khăn trong phân loại các loại thang đo trong thống kê, nghiên cứu? Đừng chần chừ nữa, bài viết này là dành cho bạn đấy!

  • Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit

  • Lorem ipsum dolor sit amet

Trang chủ/Kiến thức nghiên cứu/Thống kê/Thang đo thống kê: Bí kíp phân loại trong 3 giây

Blog

  • 05 Tháng 10, 2021

  • 4030 views

Thang đo thống kê: Bí kíp phân loại trong 3 giây

5/5 - (8 bình chọn)

Nếu bạn đang bắt đầu tìm hiểu về nghiên cứu khoa học, mô hình, thống kê, … chắc hẳn bạn đã nghe qua cụm từ thang đo thống kê (hay còn gọi là scales of measurement). Vậy thì bạn đã nắm rõ về khái niệm các loại thang đo trong thống kê, nghiên cứu này chưa và cách phân loại chúng ra sao? Nếu chưa thì bài viết này là dành cho bạn đấy!

Có 4 loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu và thống kê, muốn phân loại dễ dàng các loại này thì cần nắm các khái niệm đặc trưng của chúng đúng không nào. Bạn cảm thấy khó khăn khi đọc định nghĩa? Đừng lo, mỗi khái niệm dưới đây được kèm theo ví dụ cụ thể để dễ hình dung nhé!

Tổng quan 4 loại thang đo thống kê
Tổng quan 4 loại thang đo thống kê – Mosl.vn

1. 4 loại thang đo thống kê

1.1. Thang đo thống kê thứ nhất: Thang đo danh nghĩa

Trong tiếng anh tên của thang đo này là Nominal Scale, hay còn có tên gọi khác là thang đo định danh hay thang đo phân loại.

Thực chất thang đo này là sự phân loại, đặt tên cho các biểu hiện của đối tượng và gán cho chúng một ký số tương ứng.

Mục đích của thang đo này được dùng trong nghiên cứu là giúp bạn quy ước các cá nhân trả lời khảo sát thành các biểu hiện trong câu hỏi khảo sát. Một ví dụ để dễ hiểu:

Tình trạng hôn nhân của Anh/Chị hiện tại là:Lựa chọn mã hóa tương ứng
Độc thân1
Đã có gia đình  2
Ly thân 3
Minh họa thang đo danh nghĩa phân loại các biểu hiện đối tượng

Trong ví dụ trên, mình tạm gán quy ước Độc thân = 1, Đang có gia đình = 2, Ly thân =3. Các con số 1,2,3 chỉ có nhiệm vụ duy nhất là quy ước và phân biệt cho 3 biểu hiện, không thể tính trung bình 3 giá trị để ra trung bình của “Hôn nhân” được (định danh).

Các biến thường áp dụng thang đo này bao gồm:

  • Giới tính
  • Tình trạng hôn nhân
  • Nghề nghiệp

Đừng quên các phép toán thống kê có thể áp dụng được cho trường hợp này gồm:

  • Đếm
  • Thống kê tần suất, Mode
  • Một số phép kiểm định (t-test, anova, crosstable, …)

1.2. Thang đo thống kê thứ hai: Thang đo thứ bậc

Thang đo thứ bậc trong tiếng anh là Ordinal Scale. Các số liệu trong thang đo danh nghĩa được sắp theo một quy ước thứ bậc hơn kém nhưng lại không biết khoảng cách giữa chúng.

Xem ví dụ sau bạn sẽ hiểu rõ hơn:

Xếp loại học lực của bạn trong năm học 2020 – 2021? Lựa chọn mã hóa tương ứng
Học lực Giỏi1
Học lực Khá 2
Học lực TB3
Minh họa thang đo thứ bậc trong thống kê – dữ liệu được sắp xếp theo thứ bậc

Trong ví dụ trên, 3 loại biểu hiện có quan hệ thứ bậc.

Sự hài lòng của bạn đối với dịch vụ cửa hàng? Lựa chọn mã hóa tương ứng
Không hài lòng1
Bình thường2
Hài lòng3
Minh họa thang đo thứ bậc trong thống kê – câu hỏi hài lòng

Ở cả 2 ví dụ đều cho biết mức độ hơn kém của người tham gia khảo sát dựa vào đáp án họ chọn, nhìn vào đó cho biết những người có câu trả lời mã hóa số 3 ở ví dụ 1 thì học lực kém hơn người có mã hóa 1, ở ví dụ 2 thì hài lòng hơn. Tuy nhiên, chúng ta lại không biết học lực kém hơn bao nhiêu lần hay hài lòng hơn bao nhiêu lần.

1.3. Thang đo thống kê thứ ba: Thang đo khoảng

Thang đo khoảng hay còn được biết đến với tên gọi là Thinterval Scale.

Là dạng đặc biệt của Thang đo thứ bậc nhưng biết được khoảng cách giữa các thứ bậc này.

Dạng thường gặp là câu hỏi có câu trả lời liên tục, đều đặn từ 1-5, 1 đến 7, 1 đến 10,…Các câu trả lời 2 đầu đáp án là 2 cực trái nghịch nhau. VD: Hoàn toàn không hài lòng, Không hài lòng,…,Hài lòng, Hoàn toàn hài lòng.

Các phép tính có thể dùng cho loại thang đo thống kê này bao gồm:

  • Phép tính cộng trừ
  • Thống kê: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai

1.4. Thang đo thống kê thứ tư: Thang đo tỷ lệ

Loại thang đo này trong tiếng Anh có tên gọi là Ratio Scale.

Thang đo tỷ lệ có tất cả các đặc điểm của thang định danh, thang thứ tự và thang khoảng cách và ngoài ra nó còn có điểm 0 (zero) cố định.

Chính vì vậy, với loại thang đo này người nghiên cứu có thể xác định, xếp hạng thứ tự, so sánh các khoảng cách hay những sự khác biệt và cho phép tính toán tỷ lệ giữa các giá trị của thang đo.            

2. Thang đo thống kê và biểu hiện trong SPSS

Trong SPSS: 2 thang đo khoảng cách và tỉ lệ được gộp chung thành thang đo mức độ (Scale Measure).

image 5
Minh họa biểu hiện của các thang đo thống kê trong SPSS tại cửa sổ Variable View

3. Kết luận

Như vậy, qua bài viết này Team Mosl.vn đã trình bày các khái niệm và ví dụ giúp bạn có thể phân loại dễ dàng các loại thang đo trong thống kê và biểu hiện trong phần mềm SPSS.

Để lại cảm nghĩ của bạn ở đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *