Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng!
-
18 Tháng 06, 2023
-
4525 views
Cách viết tình hình nghiên cứu hay nhất trong 4 bước
Khi làm các đề tài nghiên cứula milanesa borse nuova collezione 2023 outlet mandarina duck online harmont & blaine sito ufficiale collane thai comprare gioielli a istanbul outlet mandarina duck online collane thai harmont & blaine neonato outlet harmont & blaine neonato outlet harmont & blaine neonato outlet gioie di gea saldi mandarina duck custom youth nfl jersey zaino mandarina duck outlet harmont & blaine donna outlet khoa học thì việc tìm hiểu và viết tình hình nghiên cứu (hay còn gọi là tổng quan tài liệu) được xem như bước đầu tiên và cũng là bước định hướng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa biết cách viết tình hình nghiên cứu sao cho hay và đúng. Không để các bạn chờ lâu, ngay sau đây MOSL xin chia sẻ tới quý bạn đọc cách viết tình hình nghiên cứu (tổng quan tài liệu) hay và đúng nhất chỉ trong 4 bước.
1. Tình hình nghiên cứu (Tổng quan tài liệu) là gì?
Vậy tình hình nghiên cứu (tổng quan tài liệu) là gì? Tình hình nghiên cứu của đề tài là phần giúp cho người đọc có cái nhìn bao quát về những công trình đã được thực hiện trước đó (cả trong nước và trên thế giới), cũng như tổng hợp và xem xét các thông tin có trong bài nghiên cứu.
Ngoài ra, tình hình nghiên cứu còn là sự tổng hợp, phân tích, đánh giá và so sánh các vấn đề từ những tài liệu đang có liên quan với mục tiêu đề ra của đề tài nghiên cứu hiện tại. Qua đây, người đọc sẽ hiểu rõ về mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phương pháp mà bạn sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Tóm lại, tình hình nghiên cứu có thể coi như một bức tranh toàn cảnh về những nghiên cứu trước đó trong lĩnh vực nghiên cứu của bạn. Người làm nghiên cứu thường được yêu cầu viết tình hình nghiên cứu thành một chương riêng trong một luận văn, như trong phần đặt vấn đề của một báo cáo, bài luận hoặc hồ sơ xin tài trợ.
2. Nội dung của tình hình nghiên cứu (tổng quan tài liệu)
Phần tình hình nghiên cứu của đề tài (tổng quan tài liệu) thường có những nội dung sau đây:
2.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu là trường phái lý thuyết nào
Khi làm đề tài nghiên cứu khoa học, các bạn cần phải tìm hiểu xem các đề tài trước đó đã áp dụng những trường phái lý thuyết của ai với những nội dung gì, để từ đó tìm ra những ý chính và có giá trị với đề tài.
Phần này có thể tóm tắt dưới các dạng sau:
- Cách thức tiếp cận hiệu quả
- Cách thức tiếp cận về thể chế
- Cách thức tiếp cận phụ thuộc vào năng lực
2.2. Bối cảnh nghiên cứu cùng các nhân tố chính
Đây là một việc hết sức quan trọng khi viết tình hình nghiên cứu của đề tài bởi các bối cảnh khác nhau sẽ có những kết quả khác nhau. Ở mục này, các bạn cần xác định được các nghiên cứu trước đây được thực hiện trong bối cảnh nào.
Bối cảnh ở đây có thể là:
- Vùng miền địa phương
- Ngành
- Quốc gia
- Nhóm đối tượng nghiên cứu
Ngoài ra, phần tổng quan cũng cần thể hiện rõ những nhóm nhân tố nào tác động đến quá trình nghiên cứu đề tài. Ở đây có thể là nhân tố mục tiêu, nhân tốc tác động, nhân tố kết quả, nhân tố điều tiết hoặc nhân tố trung gian.
Tóm lại, phần này bạn cần nêu rõ được bối cảnh và những nhân tố mà các công trình nghiên cứu trước đó đã đề cập đến.
2.3. Những phương pháp nghiên cứu chính
Trong phần này phải chỉ ra được những phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây.
Tương ứng với bối cảnh và mô hình của các nghiên cứu, bạn có thể lựa chọn vận dụng hay thay đổi phương pháp nghiên cứu. Việc này rất hữu ích trong việc giúp đưa ra phần bàn luận về hạn chế của bài nghiên cứu hiện tại.
2.4. Kết quả nghiên cứu chính
Khi viết tình hình nghiên cứu, tác giả cần viết kết quả nghiên cứu chính, tức là chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân tố.
Cần chú ý các nhóm vấn đề sau:
- Các kết quả giống nhau nhất trong các nghiên cứu trước đó
- Các kết quả mâu thuẫn, đối nghịch với nhau trong các nghiên cứu trước đó
- Sự giống nhau hay mâu thuẫn có liên quan tới phương pháp nghiên cứu hay bối cảnh khác nhau không
2.5. Khoảng trống và hạn chế của nghiên cứu
Đối với nội dung này, bạn cần phải đánh giá và đúc kết được những đóng góp cũng như những hạn chế (hay khoảng trống tri thức) của các bài nghiên cứu trước đây. Dựa trên cơ sở những vấn đề còn hạn chế của đề tài trước, bạn có thể đề xuất được hướng mới cho đề tài nghiên cứu hiện tại.
Các hướng nghiên cứu mới có thể là:
- Một chủ đề nghiên cứu mới
- Một câu hỏi nghiên cứu mới
- Đưa ra một bối cảnh nghiên cứu mới
- Xây dựng một mô hình nghiên cứu mới
- Lựa chọn một phương pháp nghiên cứu mới
3. Tại sao cần phải viết tình hình nghiên cứu (tổng quan tài liệu)?
Mục đích viết tình hình nghiên cứu là:
- Thể hiện được các kiến thức liên quan đến những đề tài được công bố trước đó. Qua đây, chọn lọc được những lý thuyết và nghiên cứu thực sự hữu ích cho đề tài nghiên cứu của mình.
- Phát hiện ưu điểm và hạn chế của bài nghiên cứu trước đó, từ đó tìm ra những vấn đề còn tồn tại.
- Hình thành ý tưởng và hướng phát triển mới cho vấn đề nghiên cứu.
- Giúp tác giả có đủ thông tin để xây dựng khung khái niệm, khung phân tích cho các vấn đề nghiên cứu, là sơ đồ liên kết các khía cạnh nghiên cứu như mục tiêu hay phương pháp nghiên cứu.
4. Yếu tố quyết định tình hình nghiên cứu tốt
Trong quá trình viết luận văn, phần tình hình nghiên cứu là phần cực kỳ quan trọng, mang tính quyết định đối với chất lượng và hiệu quả của bài nghiên cứu. Vậy thế nào là một phần tình hình nghiên cứu tốt? Những yếu tố sau đây sẽ giúp cho tình hình nghiên cứu của bạn tốt hơn và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bài luận văn:
- Trình tự nghiên cứu hợp lý, cụ thể.
- Chỉ ra được những dữ liệu quan trọng cần phải thu thập.
- được phương thức thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu.
- Tìm ra được khoảng trống tri thức của nghiên cứu, từ đó chỉ ra được hướng đi mới.
- Cách viết tình hình nghiên cứu (tổng quan tài liệu).
5. Cách viết tình hình nghiên cứu (tổng quan tài liệu) hay nhất trong 4 bước
Cách viết tình hình nghiên cứu (tổng quan tài liệu) hay nhất bao gồm các bước:
Bước 1: Thu thập tài liệu, các đề tài và bài báo liên quan
Bạn cần thực hiện những điều sau đây:
- Tìm kiếm tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu từ các nguồn có thể. Các bạn có thể thu thập từ các nguồn như: các tạp chí khoa học, báo cáo nghiên cứu đã hoặc chưa đăng, các cơ sử dữ liệu (luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, Medline, CD-ROMS,…), Internet (chú ý phải là các trang web chính thống).
- Nghiên cứu và đánh giá các nguồn.
- Cần lựa chọn các nguồn tài liệu uy tín, có tính xác thực cao.
Xem thêm: Cách tìm tài liệu nghiên cứu khoa học
Bước 2: Quản lý tài liệu
Quản lí tài liệu hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được sự chính xác và độ tin cậy cao trong bài nghiên cứu của mình. Đối với bước quản lý tài liệu, bạn cần chú ý:
- Ghi nhận các tài liệu thu thập được: tên tác giả, năm, tên bài báo, sách,…
- Lập danh sách các tài liệu liên quan có giá trị nghiên cứu.
- Ghi chú và đánh dấu lại các nội dung quan trọng và cần thiết.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số công cụ quản lý tài liệu như Endnote, Mendeley hay Zotero. Những công cụ này giúp bạn quản lý tài liệu một cách dễ dàng bằng cách sắp xếp các tài liệu theo các danh mục và phân nhóm chúng, từ đó giúp thuận tiện hơn cho việc tra cứu khi cần.
Bước 3: Đọc các lý thuyết và các bài báo khoa học cùng chủ đề
Đây là một bước cực kỳ quan trọng khi viết tình hình nghiên cứu bởi nó giúp cho bài nghiên cứu của bạn độc đáo và mang tính chuyên môn cao. Bạn nên:
- Lựa chọn những tài liệu có cùng chủ đề. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề đang được nghiên cứu, từ đó giúp bạn lựa chọn được phương pháp nghiên cứu phù hợp.
- Tiến hành đọc, nghiên cứu và tổng hợp các lý luận khoa học có tính phản biện.
- Phân tich các tranh luận khoa học đó và đưa ra nhận xét, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Ghi chép lại cẩn thận những lý luận đó.
Bước 4: Tiến hành viết tình hình nghiên cứu
Đây là bước cuối cùng trong việc viết tình hình nghiên cứu của đề tài. Đối với bước, tác giả cần chú ý:
- Viết ra những nhận xét, đánh giá dưới góc độ quan điểm cá nhân chứ không chỉ đơn giản là tóm tắt nội dung của tài liệu.
- Nêu tổng quan các bài đăng tạp chí uy tín và các vấn đề liên quan có tính đánh giá, phê phán, suy nghĩ, so sánh.
- Tổng kết vấn đề và tìm ra hướng đi mới của đề tài nghiên cứu
- Chú ý tới việc sử dụng từ ngữ, tránh sử dụng những từ ngữ quá khó hiểu gây khí khăn cho người đọc
6. Tổng kết
Trên đây, MOSL đã tổng hợp và chia sẻ một số thông tin và cách viết tình hình nghiên cứu, bao gồm những vấn đề chính sau đây:
- Khái niệm về tình hình nghiên cứu
- Nội dung của tình hình nghiên cứu
- Mục đích viết tình hình nghiên cứu
- Yếu tố quyết định một tình hình nghiên cứu tốt
- Cách viết tình hình nghiên cứu hay nhất
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích với các bạn trong việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. MOSL xin chúc các bạn một tuần học tập và làm việc hiệu quả!
Xem thêm tại: Mentor Of Số Liệu.
[su_box title=”Liên hệ: ” style=”glass” box_color=” #51d7bb “] Hotline: 0707.33.9698 hoặc Mail: sales@mosl.vn | Fanpage: Mentor Of Số Liệu – Mosl.vn . ĐIỀN THÔNG TIN ĐỂ NHẬN TƯ VẤN ngay Tại đây [/su_box]