5 bước làm tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

5 bước làm tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học
5/5 - (1 bình chọn)

Phương pháp nghiên cứu khoa họccustom stitched nfl jersey mandarina duck outlet custom stitched nfl jersey la milanesa borse nuova collezione 2023 mandarina duck outlet harmont & blaine outlet donna harmont e blaine saldi 70 mandarina duck borse outlet saldi borse mandarina duck la milanesa borse nuova collezione 2023 custom youth nfl jersey alberto guardiani scarpe outlet mandarina duck outlet online outlet mandarina duck online mandarina duck outletmột môn học bắt buộc đối với đại đa số các sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, nhiều sinh viên vẫn gặp phải khó khăn và vướng mắc khi làm bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học. Nếu bạn đang loay hoay chưa biết cách viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học như thế nào, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. MOSL xin chia sẻ tới quý bạn đọc 5 bước làm tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học theo mẫu chung chi tiết nhất, chắc chắn giúp bạn đạt điểm cao trong môn học này.

1. Tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu khoa học

1.1. Khái niệm và mục đích của phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu khoa học là các phương thức hỗ trợ việc thu thập các thông tin, số liệu trong quá trình làm nghiên cứu khoa học.

Mục đích của phương pháp nghiên cứu khoa học là giúp các nhà nghiên cứu:

  • Cung cấp một khung hệ thống để tiến hành nghiên cứu, đảm bảo nghiên cứu được tổ chức tốt và tuân theo quy trình từng bước.
  • Thu thập được các kết quả chính xác và đáng tin cậy, giảm thiểu các sai sót có thể xảy ra ảnh hưởng đến kết quả.

1.2. Phân loại các phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu khoa học được phân chia làm 2 nhóm chính, bao gồm:

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp dựa vào sự tổng hợp các thông tin và số liệu có sẵn để chứng minh cho những luận điểm được trình bày trong bài nghiên cứu khoa học của bạn là có cơ sở và đáng tin cậy.

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết thường được sử dụng trong các lĩnh vực khoa học xã hội, kinh tế học hoặc các lĩnh vực liên quan tới lý thuyết nhân văn. Phương pháp này bao gồm:

  • Phương pháp giả thuyết
  • Phương pháp phân tích và tổng hợp
  • Phương pháp xây dựng lí thuyết
  • Phương pháp mô hình hóa
  • Phương pháp lịch sử

Tuy nhiên, phương pháp này không thể phản ánh hết đầy đủ tình hình thực tế mà chỉ dựa trên các giả thuyết và giả định, nên các kết quả nghiên cứu này cần phải được đánh giá và xác định lại tính chính xác và độ tin cậy.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn là phương pháp dựa trên việc quan sát, điều tra, thực nghiệm…, từ đó giúp các nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ bản chất và quy luật liên quan.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn thường được sử dụng trong các lĩnh vực y tế, kinh doanh, nông nghiệp và phát triển nông thôn, quản lý chất lượng và cơ sở hạ tầng cùng các lĩnh vực liên quan đến đời sống xã hội khác. Phương pháp này bao :

  • Phương pháp quan sát
  • Phương pháp điều tra
  • Phương pháp thí nghiệm
  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
  • Phương pháp chuyên gia
  • Phương pháp khảo sát
  • Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

Hạn chế của phương pháp này là thường chỉ dựa vào nhận thức cá nhân và kinh nghiệm thực tế của các nghiên cứu viên. Do đó, kết quả của phương pháp nghiên cứu này có thể không phản ánh đầy đủ chính xác các vấn đề thực tế.

1.3. Về tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu khoa học là một môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về phương thức nghiên cứu, từ đó giúp phát triển tư duy và sự sáng tạo để áp dụng vào giải quyết các vấn đề trong thực tế.

Phương pháp nghiên cứu khoa học là môn học bắt buộc với đa số sinh viên
Phương pháp nghiên cứu khoa học là môn học bắt buộc với đa số sinh viên

Sau khi hoàn thành chương trình học của môn học này, sinh viên cần phải hoàn thành bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học. Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học là một bài luận nhằm đưa ra lý luận về một hoặc nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học, giúp đánh giá tính phù hợp của các phương pháp này trong việc nghiên cứu một vấn đề khoa học nào đó.

2. 5 bước làm tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chi tiết nhất

Sau đây, MOSL xin chia sẻ với bạn cách viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chi tiết nhất chỉ với 5 bước. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với Mentor of Số liệu để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.

2.1. Mở đầu

Tính cấp thiết

Ở phần này, bạn cần nêu được đáp án cho câu hỏi “Sự cần thiết của đề tài này là gì?” hay chính là lý do chọn đề tài. Bởi khi nghiên cứu bất kỳ một đề tài nghiên cứu khoa học nào, bạn cũng cần đảm bảo đề tài đó có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như ý nghĩa về mặt thực tiễn.

Để làm rõ tính cấp thiết của đề tài, cần chỉ rõ vấn đề cần giải quyết và những điểm mạnh của đề tài có thể giải quyết vấn đề đó. Việc xác định tính cấp thiết của đề tài giúp người đọc nhận thức rõ tầm quan trọng của đề tài cũng như dành sự quan tâm hơn tới đề tài nghiên cứu của bạn.

Mục đích của đề tài nghiên cứu

Mục đích của đề tài nghiên cứu giúp người đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về những khía cạnh chủ yếu của phương pháp nghiên cứu. Một mục đích rõ ràng và chi tiết sẽ giúp bạn giải quyết các câu hỏi nghiên cứu một cách khách quan, đồng thời giúp người đọc hiểu được giá trị cũng như tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những cá thể hoặc tình huống được nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Nói một cách dễ hiểu, đối tượng nghiên cứu sẽ trả lời cho câu hỏi “Nghiên cứu cái gì?”, ở đây có thể là con người, động thực vật, vật liệu, hóa chất, sản phẩm điện tử,…

Phạm vi nghiên cứu là giới hạn của đề tài nghiên cứu, bao gồm:

  • Thời gian
  • Không gian

Ví dụ, nếu đề tài nghiên cứu là “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc chi tiêu của giới trẻ tại Hà Nội trong năm 2022” thì đối tượng nghiên cứu ở đây là giới trẻ tại Hà Nội, trong phạm vi không gian là Hà Nội và thời gian là năm 2022.

Xem thêm: Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Tùy thuộc vào đối tượng và mục đích nghiên cứu để lựa chọn những phương pháp nghiên cứu khác nhau. Cần đề cập đầy đủ tất cả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài tiểu luận, ví dụ như: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp phân tích – tổng hợp…

2.3. Nội dung chính

Chương 1: Cơ sở lý luận

Trong phần cơ sở lý luận, cần trình bày được các khái niệm và kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các thông tin này có thể thu thập được từ sách, báo, giáo trình, trang web và tài liệu nghiên cứu trước đó về chủ đề của bạn.

Xem thêm: Cách tìm tài liệu nghiên cứu khoa học nhanh và hiệu quả

Điều quan trọng là phải trình bày các khái niệm một cách đơn giản và rõ ràng, tránh viết phần này quá dài dòng và lan man cũng như dùng quá nhiều từ ngữ chuyên ngành phức tạp. Nhớ rằng phần thực trạng và giải pháp mới là phần quan trọng nhất của toàn bài tiểu luận.

Xem thêm: 3 bước hoàn thiện Cơ sở lí thuyết cực đơn giản

Chương 2: Nêu thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Phần thực trạng là nơi bạn trình bày về tình trạng hiện tại của vấn đề bạn đang nghiên cứu. Bạn có thể sử dụng các phương pháp như phân tích và tổng hợp, điều tra, khảo sát… để đưa ra một cái nhìn tổng quan về thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

Cuối cùng, bạn cần quan sát và đánh giá tất cả các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu, bao gồm:

  • Mặt tích cực
  • Mặt hạn chế cần được khắc phục. Cần tìm ra được nguyên nhân của những hạn chế đó (bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan), từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra giải pháp.
Quan sát và đánh giá tất cả các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu
Quan sát và đánh giá tất cả các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu

Ngoài ra, trong quá trình phân tích thực trạng bạn cũng có thể sử dụng những công cụ như biểu đồ hoặc hình ảnh để giúp người đọc có cái nhìn trực quan hơn về thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

Chương 3: Giải pháp khắc phục vấn đề nghiên cứu

Từ việc phân tích kết quả nghiên cứu cũng như đưa ra nguyên nhân của những hạn chế, bạn có thể tìm ra một số giải pháp khắc phục cho vấn đề nghiên cứu. Những giải pháp này có thể từ những kiến thức của bản thân bạn, hoặc tham khảo thêm các ý kiến của chuyên gia.

Cuối cùng, lưu ý rằng việc đưa ra các giải pháp cần phải phù hợp và có tính khả thi, áp dụng được trong thực tế.

2.3. Kết luận và kiến nghị

Phần kết luận và kiến nghị được coi là phần cuối cùng của bài tiểu luận, giúp tóm tắt lại những nội dung chính của bài tiểu luận, đồng thời đưa ra ý kiến của bản thân và kiến nghị áp dụng dựa vào kết quả của đề tài nghiên cứu.

Ngoài ra, bạn cũng nên chỉ ra được những hạn chế của bài nghiên cứu khoa học để tránh người đọc cảm thấy bạn đang đưa ra một bức tranh không đầy đủ về vấn đề nghiên cứu.

2.4. Danh mục tài liệu tham khảo & Danh mục từ viết tắt

Trong danh mục tài liệu tham khảo, hãy đưa ra cả các công trình nghiên cứu và các tác giả đã được trích dẫn trong tiểu luận. Chú ý rằng cần phải sắp xếp tài liệu tham khảo theo từng ngôn ngữ và trình bày theo đúng quy định.

Danh mục từ viết tắt là danh sách các từ, thuật ngữ được viết gọn lại thành những chữ viết tắt nhằm giúp bạn tiết kiệm thời gian. Cần liệt kê thật đầy đủ và cẩn thận để tránh người đọc có thể không hiểu nghĩa của từ đó trong bài tiểu luận nhé!

2.5. Phụ lục

Phần phụ lục thường bao gồm các hình ảnh, bảng số liệu, đồ thị, các bản vẽ kỹ thuật và các tài liệu khác mà tác giả muốn cung cấp để hỗ trợ cho nội dung chính của bài tiểu luận.

Kết luận

Trên đây, MOSL đã bật mí tới quý bạn đọc cách viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chi tiết nhất chỉ trong 5 bước. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn đạt điểm cao cho môn học này.

Xem thêm: Bí kíp làm tiểu luận môn học chuyên nghiệp

Facebook
LinkedIn
Twitter
Tumblr
Pinterest

BÀI VIẾT XEM NHIỀU CÙNG CHỦ ĐỀ

Mai Hồng

Mai Hồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *