Cách trình bày và nội dung chủ yếu trong bài khóa luận tốt nghiệp

Chi tiết - Cách trình bày và nội dung chủ yếu trong bài khóa luận tốt nghiệp

  • Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit

  • Lorem ipsum dolor sit amet

Trang chủ/Kiến thức nghiên cứu/Tài liệu luận văn, môn học/Cách trình bày và nội dung chủ yếu trong bài khóa luận tốt nghiệp

Blog

  • 05 Tháng 09, 2021

  • 4 views

Cách trình bày và nội dung chủ yếu trong bài khóa luận tốt nghiệp

5/5 - (1 bình chọn)

Thời gian nay chắc hẳn là các bạn năm 4 hoặc các anh chị đang trong quá trình làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình rồi đúng không? Thông thường, giảng viên hướng dẫn hoặc trường sẽ cung cấp cho các bạn tài liệu chung về cách trình bày một bài khóa luận và các nội dung cơ bản trong bài khóa luận. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp nhà trường không cung cấp tài liệu hướng dẫn khiến cho các bạn bối rối trong quá trình làm bài khóa luận. Vậy trong bài viết này chúng mình xin gửi các bạn cách trình bày thông thường của một bài khóa luận.

1. Yêu cầu tổng thể
  • Luận văn trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm), kiểu trang đứng (protrait)
  • Sử dụng chữ (font) thuộc mã UNICODE, kiểu chữ chân phương, dễ đọc. Đối với phần nội dung (văn bản), dùng cỡ 13 của loại chữ Times New Roman hoặc tương đương. Cỡ chữ của tên chương và tên đề mục có thể chọn lớn hơn, cỡ chữ của tên chương phải lớn hơn cỡ chữ của tên đề mục.
  • Giãn dòng đặt ở chế độ 1.2 lines.
  • Quy định về bề rộng lề của trang soạn thảo: lề trên 2.5cm; lề dưới 2.5cm; lề trái 3.5cm; lề phải 2cm
  • Các đoạn văn cách nhau before 6; after 0
  • Số thứ tự của trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang.
  • Nội dung chính của khoá luận tốt nghiệp (từ « Mở đầu » cho đến « Kết luận » được giới hạn trong khoảng từ 50 đến 60 trang (không kể phần phụ lục)
  • Đánh số trang: Những trang đầu (lời cảm ơn, mục lục, nhận xét GVHD, nhận xét GVPB, trang danh sách bảng, hình…) đánh số La Mã (i, ii, iii, iv), phần nội dung (kể cả mục lục) đánh số Ả Rập (1,2,3…), phụ lục không đánh số trang
2. Bố cục nội dung bài khóa luận

Trang bìa

Trang “Lời cam đoan” (đối với luận văn tốt nghiệp)

Trang “Lời cảm ơn”

Trang “Nhận xét của đơn vị thực tập” có dấu tròn (nếu có)

 Trang “Nhận xét của giáo viên hướng dẫn” (nếu có)

Trang “Mục lục ”

Trang “Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ”

Trang “Danh sách các bảng sử dụng ”

Trang “Danh sách các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh ”

* LỜI MỞ ĐẦU. Nội dung bao gồm :

– Đặt vấn đề, tầm quan trọng ý nghĩa của đề tài, lý do chọn đề tài

– Mục tiêu nghiên cứu (các mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài)

– Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

– Phương pháp nghiên cứu (Phương pháp, cách thức thực hiện đề tài)

– Kết cấu của đề tài (lưu ý phần kết cấu đề tài có thể bao gồm từ 3-4 chương tuỳ theo nội dung của đề tài được chọn)

Phần này có độ dài từ 2-3 trang

* CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN (LÝ THUYẾT CHUNG)

– Tóm tắt, hệ thống hoá một cách súc tích các nền tảng lý luận liên quan đến đề tài (các khái niệm chính liên quan trực tiếp đến đề tài, các lý thuyết đã học, các văn bản pháp quy, các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá, vv…)

– Tóm tắt các công trình (các chuyên đề, bài báo, sách, vv…) đã thực hiện liên quan đến vấn đề nghiên cứu (nếu có)

– Lưu ý trong phần này không sao chép nguyên văn trong tài liệu mà phải đọc lấy ý rồi để viết theo văn của mình. Đồng thời phải tuân thủ các quy định về trích dẫn về tham chiếu và sử dụng tài liệu tham khảo

 Phần này có độ dài từ 12-15 trang

* CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ĐÃ CHỌN TẠI ĐƠN VỊ

2.1. Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập :

– Tóm lược quá trình hình thành và phát triển

– Chức năng và lĩnh vực hoạt động

– Cơ cấu tổ chức

– Mối quan hệ liên kết với các đơn vị khác trong hoạt động của cơ quan, đơn vị (Thị trường khách nói chung của doanh nghiệp)

– Tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị (Tình hình kinh doanh) trong 3 -5 năm vừa qua nói chung

– Chíến lược phương hướng phát triển của đơn vị trong tương lai

– Các nội dung khác (tuỳ theo lĩnh vực của đề tài)

Phần này có độ dài không quá 5 -7 trang

2.2 Thực trạng của vấn đề đã chọn tại đơn vị

– Mô tả phản ánh tình hình thực tế liên quan đề tài tại đơn vị

– Phân tích đánh giá tình hình thực tế tại đơn vị

– Nhận xét, đánh giá : so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để trình bày các ưu, nhược điểm và n guyên nhân tồn tại các nhược điểm này.

 Phần này có độ dài từ 10-20 trang

* CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ

– Các định hướng phát triển của Tổ chức, cơ sở

– Dự báo (nếu có)

– Các giải pháp đề xuất liên quan đến vấn đề nghiên cứu

– Các kiến nghị đến tổ chức, cơ sở

 Phần này có độ dài từ 8-10 trang

* KẾT LUẬN

Tóm tắt kết quả của đề tài nghiên cứu. Phần này có độ dài không quá 2 trang.

Chú ý : Đề tài viết trong khoảng 40-50 trang.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO

* PHỤ LỤC

3. Hướng dẫn trình bày và sắp xếp tài liệu tham khảo

a. Trình bày tài liệu tham khảo

* Sách: Tên tác giả (Năm xuất bản). Tên sách. Tên nhà xuất bản. Nơi xuất bản

* Bài viết in trong sách hoặc bài báo in trong các tạp chí

Tên tác giả (Năm xuất bản). “Tên bài viết”. Tên sách. Tên nhà xuất bản. Nơi xuất bản

Tên tác giả (năm xuất bản), “Tên bài báo”. Tên tạp chí. Số tạp chí.

* Tham khảo điện tử: Tên tác giả (Năm xuất bản). “Tên bài viết”. Tên website. Ngày tháng.

 * Các văn bản hành chính nhà nước: Quốc hội …, Luật Doanh nghiệp số……………….,.

b. Sắp xếp tài liệu tham khảo

Danh mục tài liệu tham khảo được liệt kê trong trang “Tài liệu tham khảo” và sắp xếp theo các thông lệ sau:

* Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn từ (Việt, Anh , Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch.

* Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.

* Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam. Không đảo tên lên trước họ

* Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Nhà xuất bản giáo dục xếp vào vần N, Bộ Giáo Dục và Đào tạo xếp vào vần B v.v…

* Nếu tài liệu chưa công bố ghi (Tài liệu chưa công bố); nếu tài liệu nội bộ, ghi (Lưu hành nội bộ)

* Sắp xếp thứ tự theo chữ cái đầu tiên của tên tác giả, nếu chữ cái thứ nhất giống nhau thì phân biệt theo chữ cái tiếp theo, nếu trùng chữ cái thì phân biệt theo vần, trùng vần thì phân biệt theo dấu thanh: không – huyền – sắc – hỏi – ngã – nặng.

* Tài liệu nước ngoài ít thì xếp chung, nhiều thì xếp thành mục riêng: Tài liệu trong nước, tài liệu nước ngoài

* Có thể xếp chung sách và báo hoặc xếp riêng: I. Sách; II. Báo; III. Tài liệu khác.

* Nhiều tác giả nhưng có chủ nhiệm, chủ biên thì ghi tên của chủ nhiệm, chủ biên

* Nếu xếp chung tài liệu Việt Nam và nước ngòai thì điều chỉnh theo trật tự chung

* Tên cơ quan, địa phương: sử dụng chữ cuối cùng làm tên tác giả, ví dụ: Tỉnh Lâm Đồng, Viện Dân tộc học, … để xếp theo chữ cái Đ, H.

Trên đây là những điểm chính trong cách trình bày và nội dung chủ yếu có trong một bài khóa luận, trên thực tế việc viết khóa luận vẫn sẽ phát sinh thêm các điểm khác còn chưa rõ về cách trình bày, nếu trong quá trình làm bài khóa luận các bạn còn điều gì chưa rõ về cách trình bày hãy liên hệ với tụi mình để được giải đáp cụ thể nhé, hoặc các bạn có thể đăng bài trên trang fanpage chính thức của MOSL: https://www.facebook.com/Mosl.Corp.

loi chuc thanh cong hay 1 1
Cách trình bày và nội dung chủ yếu trong bài khóa luận tốt nghiệp 2

Hi vọng, thông qua bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về cách trình bày và các nội dung chính trong một bài khóa luận. Chúc các bạn thành công và thật nhiều sức khỏe.

Để lại cảm nghĩ của bạn ở đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *