Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng!
-
30 Tháng 10, 2021
-
931 views
Tìm tài liệu- Bước đầu tiên để có một bài luận hoàn hảo !
Liệu có ai có thể viết một bài luận hay mà không tham khảo bất kì thông tin hay bài viết? Có chứ, nhưng đó không phải là các bạn sinh viên :)). Các bạn sinh viên là những người đi học, chúng ta phải tham khảo và học tập kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng ta chưa đạt trình độ có thể tự nghiên cứu và đưa các nguyên lý… Vậy, tài liệu tham khảo đóng vai trò rất quan trọng để có được một bài luận hay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết các tìm tài liệu hữu ích. Vậy, trong bài viết này, MOSL chúng mình sẽ cùng phân tích và đưa ra phương pháp tìm tài liệu tốt nhé!
1. Tài liệu tham khảo là gì?
Theo cách hiểu thông thường, tài liệu tham khảo là các tài liệu được người viết sử dụng để đưa vào bài viết. Đó có thể là sách, bài báo, các bài báo cáo số liệu,..Những tài liệu này được đưa vào bài viết dưới dạng thông tin, hoặc câu trích dẫn hoặc các khái niệm, nội dung,.. Tuy nhiên, trong giới hạn bài viết này, tài liệu tham khảo nghĩa là tất cả tài liệu mà các bạn sử dụng để xây dựng nên bài tiểu luận của riêng mình.
2. Tầm quan trọng của tài liệu tham khảo?
Khỏi phải nói các bạn chắc cũng có thể hình dung được tầm quan trọng của tài liệu tham khảo. Điều đầu tiên, nó sẽ giúp bạn định hướng được bài luận của mình sẽ đi về đâu. Ngoài ra, nó có thể giúp bạn xây dựng sườn bài cho bài luận của mình. Tài liệu tham khảo cũng giúp cho bài viết chuyên nghiệp hơn, có tính thời sự hơn,… Đối với các bài khóa luận, nghiên cứu tài liệu sẽ giúp bạn xác định được đề tài viết, xác định mục tiêu nghiên cứu, kiểm tra các nguồn lực sẵn có, xây dựng giả thuyết nghiên cứu cho đề tài của mình.
3. “Tài liệu tham khảo và nơi tìm ra chúng”
3.1 Đề bài- Tài liệu quan trọng nhưng thường bị bỏ lỡ
Một người thầy của mình từng nói:”Nếu không biết làm bài, hãy đọc kĩ lại đề”.
Đề bài nhìn có vẻ đơn sơ nhưng lại ẩn chứa chìa khóa để giúp bạn xây dựng một bài luận đúng yêu cầu. Trong đề bài đôi khi sẽ có những từ khóa giúp bạn tìm tài liệu tốt hơn. Ngoài ra, đề bài cũng có thể là nơi ẩn chứa câu trả lời chính cho toàn bộ bài luận. Thế nên, nếu lần sau bạn đang bí trong việc viết luận. Hãy đọc kĩ lại đề nhé!
3.2 Sách, tài liệu học- Tài liệu tham khảo vừa tiện vừa hữu ích.
Rất hiếm và hầu như không có môn nào các bạn sinh viên học và không sử dụng sách hay tài liệu. Đối với các bài tiểu luận, sách chính là nguồn tham khảo hữu ích nhất. Vì khi giảng viên đưa ra đề bài tiểu luận, mục đich là để đánh giá khả năng thông hiểu kiến thức, kĩ năng ứng dụng những kiến thức đã học vào trong bài làm. Những kiến thức đó đang nằm trong cuốn sách, trong tài liệu môn học ngay trên bàn của bạn đấy.
Để tìm đúng phần kiến thức bạn cần đọc trong sách. Hãy bắt đầu với việc tìm keyword trong đề bài. So sánh và tìm kiếm những từ khóa đấy trong sách. Để tìm nhanh, bạn có thể đối chiếu từ khóa trong đề với các đầu mục trong mục lục của sách.
Sau khi xác định được những chương, hoặc đoạn nội dung mà bạn thấy sẽ hữu ích trong bài luận. Đừng quên đánh dấu lại. Vì sắp tới, bạn sẽ còn tìm tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau nữa đấy !.
3.3 Bài làm tiểu luận mẫu- Tài liệu giúp định hướng sườn bài
Sau khi tổng hợp hết các tài liệu mà bạn thấy hữu ích trong đề bài và trong sách. Giờ là lúc bắt đầu xây dựng sườn bài viết. Để có thể xây dựng được sườn bào viết cách nhanh chóng và chính xác. Hãy thử tìm kiếm và tham khảo các bài viết có sẵn trên Internet.
Tài liệu có thể được tìm kiếm từ nhiều trang web hoặc các nguồn online khác nhau. Trong đó, Google là một công cụ tìm kiếm được ưa chuộng nhất với một kho tài liệu khổng lồ. Ngoài việc tìm kiếm từ khóa trên thanh công cụ thông thường của Google, bạn nên tìm kiếm thêm ở Google Scholar – Một công cụ chuyên tìm kiếm tài liệu nghiên cứu khoa học và bài viết học thuật được phát triển bởi Google. Tại đây, bạn có thể tìm kiếm được các bài báo khoa học, bài báo cáo, luận án, sách từ những nguồn đáng tin cậy.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm tài liệu tại: researchgate.net; academic.research.microsoft.com; freefullpdf.com; papers.ssrn.com; doaj.org; arxiv.org; portal.highwire.org; pubmed.ncbi.nlm.nih.gov…
3.4 Các bài báo, các báo cáo- Con át chủ bài nâng tầm bài luận.
Sau khi tham khảo các nguồn từ đề bài, tài liệu học tập và các bài luận mẫu. Bạn đã có đủ tài liệu để xây dựng khung sườn cho bài luận của mình. Việc tham khảo các bài báo, hoặc các thông số thống kê báo cáo được thực hiện trong quá trình viết bài.
Trong quá trình làm bài, đừng lười tìm kiếm các số liệu hoặc trính dẫn các bài báo. Chúng sẽ giúp cho bài viết của bạn thực sự chuyên nghiệp và có tính thời sự hơn nhiều. Ngoài ra, việc thêm các trích dẫn báo hoặc số liệu từ các tài liệu bên ngoài cho thấy bạn chăm chút cho bài viết. Và sẽ là điểm riếng biệt và là căn cứ để giảng viên mạnh dạn chấm ban điểm A rồi đấy!
Tuy nhiên, khi tham khảo các bạn nhớ trích dẫn đúng cánh, tránh các trường hợp bị chấm lỗi đạo văn oan uổng. Các bạn có thể tham khảo các trích dẫn để không bị lỗi đạo văn qua bài viết.: Lỗi đạo văn?- Tìm hiểu ngay phương pháp trích dẫn đúng cách !
4. Kết luận
Bài viết trên đây đã giúp các bạn có được phương hướng rõ ràng trong việc nên sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo như thế nào. Việc tìm các tài liệu tham khảo chính xác sẽ giúp làm bài luận dễ dàng hơn. Ngoài các tài liệu trên, các bạn còn nguồn tham khảo nào khác nữa không? Hãy CMT ở dưới để mọi người cũng học hỏi nhé. Chia sẻ để phát triển.
Ngoài ra, MOSL cung cấp các dịch vụ hỗ trợ viết luận văn và thu thập, phân tích số liệu. Nếu trong quá trình học tập có khó khăn gì, các bạn đừng ngại liên hệ chúng mình qua số điện thoại 0707.33.9698 hoặc Mail: sales@mosl.vn | Fanpage: Mentor Of Số Liệu – Mosl.vn để được hỗ trợ nhé!