Khái niệm độ tin cậy thang đo: Hiểu sao cho đúng?

Kiểm định Cronbach's Alpha khá quen thuộc, nhưng khái niệm độ tin cậy thang đo và định nghĩa thang đo trong cụm này nên hiểu thế nào cho đúng?

  • Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit

  • Lorem ipsum dolor sit amet

Home page/Research knowledge/Độ tin cậy thang đo/Khái niệm độ tin cậy thang đo: Hiểu sao cho đúng?

Blog

  • 09 Tháng 09, 2021

  • 30 views

Khái niệm độ tin cậy thang đo: Hiểu sao cho đúng?

5/5 - (4 votes)

Kiểm định độ tin cậy của thang đo nghe khá quen thuộc khi thực hành nghiên cứu trên SPSS. Nhưng khái niệm độ tin cậy thang đo là gì, định nghĩa thang đo trong cụm từ này bạn đã nắm rõ? Nếu chưa thì đừng ngại bỏ ra vài phút để đọc bài viết này nhé!

Khai niem do tin cay thang do
Khái niệm độ tin cậy thang đo: một vấn đề không dễ

1. Khái niệm thang đo trong độ tin cậy thang đo

1.1. Sai lầm trong phân biệt các loại thang đo

  • Đầu tiên là sự phức tạp của các loại thang đo trong thống kê, nghiên cứu.

Lưu ý để không mắc phải sai lầm là nhất định phải nhớ rằng thang đo trong “kiểm định độ tin cậy thang đo hoàn toàn khác 4 loại thang đo trong thống kê mà mình đã phân tích trong bài viết: Thang đo thống kê: Bí kíp phân loại trong 3 giây

(Nhắc lại: 4 loại thang đo này gồm: thang đo danh nghĩa, thứ bậc, tỷ lệ, khoảng.)

  • Thứ hai là sai lầm trong phân biệt với thang đo Likert. Đây là sai lầm hay gặp vì các thang đo trong bài thường được đo lường bởi thang đo likert.

Thang đo Likert là thang đo cố định theo mức độ từ 1 – 5 hoặc từ 1 – 7,…được R. Likert giới thiệu năm 1932. Đây là thang đo cố định để lựa chọn đánh giá của người tham gia khảo sát về từng quan sát được nêu ra.

Phương pháp của Likert là lên một danh sách các mục có thể đo lường cho một khái niệm.

Xem thêm chi tiết về thang đo này trong bài viết “Thang đo likert là gì? Cách nhận biết và các bước xây dựng.”

1.2. Các loại thang đo liên quan

Để hiểu khái niệm độ tin cậy thì cần nắm rõ khái niệm về “thang đo” trong cụm từ này.

Có 2 loại thang đo liên quan:

Thang đo 1 chỉ báo: Những nghiên cứu đơn giản thì chỉ cần dùng 1 câu hỏi đo lường cho mỗi nhân tố và câu hỏi này có thể được đo lường bằng thang đo likert, …

Thang đo nhiều chỉ báo: Thường dùng với những nghiên cứu phức tạp và đa chiều như về chất lượng giáo dục, chất lượng cuộc sống, động lực làm việc, …. Những nghiên cứu này mà chỉ thông qua 1 câu hỏi đo lường cho mỗi nhân tố là không khả thi.

Do đó với các nghiên cứu này thì phải dùng thang đo nhiều chỉ báo. Nghĩa là xây dựng nhiều quan sát nhỏ (câu hỏi đo lường, mục hỏi) trong từng nhóm nhân tố lớn đó để đo lường cho chúng.

Thang đo biến quan sát cho nhân tố lớn là những quan sát nhỏ được xây dựng để đo lường cho 1 nhân tố.

1.3. Ví dụ và kết luận khái niệm thang đo

Hãy xét một ví dụ sau:

Mô hình những yếu tố ảnh hưởng đến Lòng trung thành = Lương thưởng+ Môi trường làm việc + đồng nghiệp, …

Trong ví dụ này xét với biến Đồng nghiệp cần có những quan sát làm rõ cho nó như:

Quan sátPhát biểu
Đồng nghiệp 1Đồng nghiệp thân thiện vui vẻ với tôi
Đồng nghiệp 2Đồng nghiệp thường xuyên giúp đỡ tận tình trong công việc
Đồng nghiệp 3 Đồng nghiệp chia sẻ với tôi về cuộc sống
thang đo trong độ tin cậy thang đo phụ thuộc vào các quan sát nhỏ

3 quan sát trên được xem như là một tập hợp các quan sát nhỏ góp phần làm rõ cho biến Đồng nghiệp. Đây là loại thang đo bài viết muốn nói đến – thang đo trong khái niệm kiểm tra độ tin cậy thang đo

Hình minh hoạ cho khái niệm thang đo của các quan sát trong độ tin cậy thang đo
Thang đo của biến trong độ tin cậy thang đo

Tóm lại, hiểu đơn giản “thang đo” trong cụm kiểm định độ tin cậy thang đo ý muốn nói đến một tập hợp các biến quan sát con có khả năng đo được, thể hiện được tính chất của nhân tố mẹ. Và các quan sát con này được đo lường bằng thang đo Likert mức độ.

2. Khái niệm độ tin cậy thang đo

Khi đi đo lường độ tin cậy tức là kiểm tra các vấn đề gồm:

  • Biến nhân tố lớn được xây dựng tốt chưa?
  • Các quan sát nhỏ của nó được xây dựng tốt chưa?
  • Sự hợp lý, tương quan chặt chẽ với nhau và làm rõ được đặc điểm cho nhân tố lớn được đảm bảo hay chưa?

Khi các hệ số cho thấy kết quả này tốt thì thang đo đó đã đạt được độ tin cậy và có thể đi kiểm định tiếp theo.

Công cụ để đo lường độ tin cậy này là Cronbach’s Alpha. Khi sử dụng công cụ này có thể biết được trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không và cần loại bỏ.

Hình minh họa cho kiểm định độ tin cậy thang đo trong SPSS
Kiểm định độ tin cậy thang đo trong SPSS

Để đánh giá hệ số độ tin cậy thang đo (cronbach alpha) này thì cần xét đến nhiều chỉ tiêu. Đồng thời các bước sử dụng phần mềm IBM SPSS để thực hành cũng cần được hướng dẫn chi tiết. Vì vậy, mình sẽ để nội dung này trong một bài viết khác.

3. Kết luận

Như vậy, qua bài viết này Mosl.vn đã trình bày các khái niệm và ví dụ giúp bạn có thể phân biệt Khái niệm thang đo trong độ tin cậy thang đo và biểu hiện trong phần mềm SPSS.

Đội ngũ MOSL xin cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hi vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn khi sử dụng SPSS.

Xem thêm:  Thang đo likert là gì? Cách nhận biết và các bước xây dựng

Để lại cảm nghĩ của bạn ở đây

Your email address will not be published. Required fields are marked *