Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng!
-
02 Tháng 10, 2021
-
2531 views
Tiểu luận môn học là gì? Bí kíp trình bài và làm bài tiểu luận chuyên nghiệp !
Không như thời học cấp 3, thường kết thúc môn học bằng cách thi học kì hoặc thông qua các bài kiểm tra. Khi bước chân vào đại học. Sinh viên sẽ có thêm nhiều cách để kết thúc môn học, một trong số đó là tiểu luận. Chắc hẳn nhiều bạn sinh viên sẽ băn khoản liệu tiểu luận là gì? Và nó trình bày như thế nào? Hôm nay, chúng ta sẽ cũng bàn bạc về vấn đề này nhé!. Hi vọng là thông qua bài viết này, MOSL chúng mình sẽ giúp các bạn cảm thấy dễ dàng hơn trên con đường học vấn.
1. Tiểu luận môn học là gì
Tiểu luận là một bài viết dưới dạng văn bản để nêu lên về một nghiên cứu. Đó có thể là một quan điểm hoặc một phát hiện nào đó về một chủ đề. Thông thường, các bài tiểu luận có thể dùng để kết thúc môn. Một bài tiểu luận môn học tiêu chuẩn thường có độ dài khoảng 10-25 trang. Các yêu cầu về số trang có thể tùy thuộc vào yêu cầu của thầy cố hoặc không.
Các thầy cô thường chọn tiểu luận là cách đánh giá sinh viên. Bởi lẽ, một bài tiểu luận hay cần rất nhiều kĩ năng như: ứng dụng kiến thức, kĩ năng viết, kĩ năng tìm tài liệu, trình bày bố cục. Nói cách khác, tiểu luận môn học đóng vai trò rất quan trọng. Vì thể, chúng ta cần tìm hiểu kĩ những cách thức, kĩ năng để đáp ứng được yêu cầu của một bài tiểu luận hay.
2. Cách trình bày bài tiểu luận môn học
Các bạn sinh viên thường rất sợ viết bài tiểu luận. Nắm rõ các bước trình bày sau đây sẽ giúp các bạn thấy dẽ dàng hơn để làm bài tiểu luận môn học.
2.1 Quy định chung về cách trình bày
– Font chữ Times New Roman
– Cỡ chữ 13-14 là hợp lý nhất
– Cách dòng 1.5, căn lề 2 bên, khổ giấy A4. Lưu ý, không nên để kiểu chữ rườm rà, cầu kỳ, màu mè vì tiểu luận là một dạng luận văn khoa học nên tính khoa học và chân phương là yêu cầu.
– Header and footer: Phần header nên đề tên đề tài, footer nên đánh số trang. Với tiểu luận trình bày ở lớp, không nên để tên, nhóm viết ở phần header and footer để tránh rườm rà vì nó đã được thể hiện ở bìa tiểu luận rồi.
– Các đề mục lớn nên để font chữ to hơn và thống nhất để dễ nhìn.
2.2 Bố cục bài tiểu luận
2.2.1 Về nội dung
Bố cục một bài tiểu luận hay kết cấu bài tiểu luận môn học bao gồm 3 phần, đó là: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận.
Phần mở đầu bao gồm: Lời cảm ơn, lời cam đoan, lời mở đầu.Trong phần này chúng ta sẽ giới thiệu đề tài, các phướng pháp nghiên cứu và mục đích của đề tài
Phần nội dung là phần mà bạn đi sâu vào phân tích đề tài. Trong phần nội dung sẽ bao gồm những đề mục chính mà bạn “chẻ nhỏ” ra từ đề tài. Có thể nói, những đề mục chính ấy hay còn gọi là những luận điểm cần triển khai.
Đối với phần kết luận, bạn cần tóm tắt lại những ý chính đã nêu trong phần nội dung. Cách viết phần kết luận khá tương tự với cách viết phần lời mở đầu. Tuy nhiên, bạn cần phân tích, tổng kết theo một hướng khác.
2.2.2 Về hình thức
Từ hình thức cho đến nội dung, bạn cần sắp xếp một cách logic, rõ ràng và hợp lý.
Trước tiên là trang bìa.
Trang bìa tiểu luận của bạn cần đảm bảo được những nội dung sau: Phía trên cùng của bìa đề tên trường và khoa; giữa trang bìa nên đặt tên đề tài với khổ chữ to. Phía dưới cùng của trang đề tên giảng viên bộ môn, người thực hiện đề tài, lớp học, tên cơ sở giáo dục. Đừng quên ở gần đáy trang, điền thành phố và năm học của bạn nhé.
Tiếp theo, bạn cần hoàn thành đầy đủ trang bìa phụ, phần lời nhận xét của giảng viên, cùng phần mục lục, tài liệu tham khảo, phần liệt kê bảng biểu, sơ đồ.
Như vậy, chúng ta cần đảm bảo sự đầy đủ về hình thức cũng như nội dung của bài tiểu luận. Có như thế, bố cục một bài tiểu luận mới trở nên hoàn chỉnh và việc tạo dàn ý bài tiểu luận sẽ không còn là vấn đề.
3. “Bí kíp” để có bài tiểu luận hay
Chọn đề tài thông minh: Những đề tài độc nhất sẽ gây ấn tượng với giảng viên, tuy nhiên những đề tài quá lạ cũng sẽ gấy bất lợi. Những đề tài ấy thường không có tài liệu tham khảo, gây khó khăn cho người làm. Bí quyết là lựa chọn những đề tài đã có tài liệu tham khảo nhưng bằng tiếng Anh. Điều đó sẽ giúp bạn vừa có tài liệu tham khảo để làm và bài làm cũng sẽ có độ tin cậy hơn (trích dẫn bằng tài liệu nước ngoài). Người Việt mình sinh ngoại mà hen ^^
Đối với những bài tiểu luân tình huống, bạn cần đọc rõ đề. Các câu trả lời không nên lòng vòng và thể hiện quan điểm cá nhân. Đừng trả lời theo kiểu hiểu cách nào cũng đúng kiểu vừa nên thế này vừa nên thế kia nhé!
Đối với bài tiểu luận đề tài các môn tính toán. Bạn cần trình bày các phép tính và lý giải tại sao để giảng viên có thể đánh giá mức độ hiểu và ứng dụng bài học của bạn. Ngoài ra, viết thêm các công thức lý thuyết cũng là một cách để kéo dài bài luận đấy !
Để bài làm sinh động hơn, bạn đừng tiếc việc bỏ thêm những bức hình minh họa hoặc những biểu đồ. Chúng sẽ giúp bài làm vừa đẹp vừa chuyên nghiệp hơn.
*Lưu ý những yêu cầu đặc biệt của giảng viên.
Giảng viên có thể có hoặc có thể không yêu cầu những điều dưới đây. Những bạn cũng nên lưu ý kĩ những yêu cầu sau của giảng viên để làm bài tốt hơn nhé
Bố cục trình bày. Nếu giảng viên đã đưa ra bố cục cụ thể thì bạn đừng chế thêm mà hãy bám sat bố cục mẫu nhé!
Số trang. Lưu ý số trang của cả bài và từng phần. Phân bổ số trang cho hợp lý với từng phần để bài viết cân đối hơn.
Quy chuẩn trích dẫn. Có nhiều quy chuẩn trích dẫn, hãy hỏi giảng viên nếu họ kĩ vấn đề trích dẫn.
Deadine. Lưu ý deadline và phân bố thời gian hợp lý để không bị dí nha.
Các yêu cầu khác về nội dung bài
Các bạn carmt hấy quá mệt mỏi với các bài tiểu luận?. Hãy liên hệ MOSL để được hỗ trợ và biết thêm nhiều bí kíp hay nhé!. Các bạn có thể liên hệ qua Fanpage: MOSL- Mentor Of Số Liệu hoặc mail: sale@mosl.vn nhé.
Xem thêm: Bật mí : Các thuật ngữ thống kê phổ biến trong bài luận văn