Các phương pháp nghiên cứu trong bài luận văn (Phần 2)

Đâu là các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến trong bài luận.? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết này!

  • Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit

  • Lorem ipsum dolor sit amet

Trang chủ/Kiến thức nghiên cứu/Tài liệu luận văn, môn học/Các phương pháp nghiên cứu trong bài luận văn (Phần 2)

Blog

  • 17 Tháng 12, 2021

  • 1866 views

Các phương pháp nghiên cứu trong bài luận văn (Phần 2)

5/5 - (2 bình chọn)

Trong bài viết trước, ta đã cũng bàn luận về mục Phương pháp nghiên cứu trong bài luận văn. Chúng ta đã cùng bàn về khái niệm nghiên cứu là gì ?. Ngoài ra phân biệt điều các bạn vẫn hay nhầm lẫn là định tính và định lượng….

Xem thêm: Các phương pháp nghiên cứu trong bài luận văn (Phần 1)

Trong bài viết trước ta cũng đã biết, không phải bài luận nào cũng sử dụng phương pháp định tính và định lượng. Việc vô tư liệt kê 2 phương pháp này trong bài luận sẽ khiến các bạn bị mất điểm oan. Vậy đâu mới là những phương pháp phổ biến được sử dụng trong bài luận văn. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng MOSL sẽ liệt kê và định nghĩa các phương pháp nghiên cứu ấy nhé !

1. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu thứ cấp

Đây là một phương pháp phổ biến mà rất nhiều các bạn sinh viên bỏ quên không liệt kê trong bài luận.

Theo Wikipedia định nghĩa:. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn, không phải do mình thu thập, đã công bố. Dữ liệu này dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập. Đây là loại tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu trong các ngành khoa học xã hội.

Đây là phương pháp mà các bạn sẽ thu thập các thông tin có sẵn của công ty. Các thông tin này gọi là thông tin thứ cấp (tức là đã được xử lý, tổng hợp). Đối với các bài luận văn về thiên hướng báo cáo, giải quyết một vấn đề của công ty (nơi thực tập), thì chắc chắn các bạn sẽ có xử dụng phương pháp này.

Có phải các bạn thường xuyên tìm thông tin trên Internet?. Các bạn có thường xuyên tìm thông tin trong sách vở?. Đó là Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp đấy. Vậy nên, lần sau khi làm bài, các bạn đừng quên liệt kê phương pháp này vào bài luận nhé!

2. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích- tổng hợp

Đây là phương pháp mà bất kì một bài luận văn nào cũng sử dụng. Để hiểu nội dung của phương pháp này cũng rất đơn giản. Ta chỉ cần tách nó ra thành hai định nghĩa:. Phân tích là phân chia cái tổng thể ra thành từng bộ phận để phân tích bộ phận đó. Tổng hợp là phương pháp, thống nhất các bộ phận đã được phân tích lại nhằm nhận thức cái toàn bộ.

Khi làm một bài luận văn, các bạn sẽ phân tích bài ra nhiều phần với các nhánh khác nhau xoay quanh đề tài. Sau đó, tổng hợp các ý trong bài luận để đi đến kết luận. Đó chính là phương pháp Phân tích- tổng hợp

Phương pháp này thường được sử dụng nhiều ở phần mở đầu hoặc kết thúc của luận văn. Ngoài ra, chúng cũng được dùng ở trong phần bàn luận vấn đề.

3. Phương pháp nghiên cứu: Hỏi ý kiến Chuyên gia

Trong quá trình làm bài các bạn có hỏi giảng viên?. Các bạn có hỏi xin data từ cấp trên?. Vậy là các bạn đang sử dụng phương pháp Hỏi ý kiến Chuyên gia

Phương pháp này tuy không thông dụng trong các bài tiểu luận quy mô nhỏ. Tuy nhiên, lại rất phổ biến với các bài luận quy mô lớn hơn, đặc biệt là bài luận tốt nghiệp. Trong quá trình làm, ắt hẳn các bạn sẽ có hỏi ý kiến cấp trên hoặc thầy cô về nội dung bài. Vậy nên, các bạn đừng quên liệt kê phương pháp này trong bài luận nhé.

Phuong phap nghien cuu1
Phương pháp nghiên cứu khoa học

4. Phương pháp nghiên cứu: Liệt kê- So sánh

Phương pháp liệt kê là thực hiện việc nêu lên những thông tin tương đồng hoặc tương phản với điều mà bạn đang nghiên cứu để chứng minh cho những luận cứ của bạn.

Phương pháp liệt kê thường được sử dụng trong phần cơ sở lý luận, phần mà bạn cần trích dẫn nhiều nội dung của tài liệu tham khảo liên quan đến vấn đề đang chứng minh, nhằm xây dựng nên cơ sở lý thuyết khoa học vững chắc cho luận cứ mà bạn đang nói đến.

Song song với việc liệt kê là phương pháp so sánh. Trong phương pháp này, ta sẽ so sánh, đối chiếu các sự việc tương đồng với nhau. Ví dụ: So sánh doanh số tháng 7/2020 với tháng 7/2021.

Sử dụng phương pháp so sánh giống như một phương thức để giúp cho bài luận của bạn trở nên hấp dẫn hơn. Có tính đối chiếu thực tế và tính cạnh tranh hơn trong bài luận. Từ đó, tạo sự thu hút cho vấn đề được bàn luận.

Nếu trong bài luận bạn có liệt kê số liệu hay thông tin và có đối chiếu so sánh các thông tin. Thì đó là các bạn đang sử dụng phương pháp Liệt kê- So sánh đấy.

5. Làm thế nào để liệt kê chính xác các phương pháp nghiên cứu trong bài luận.

Để có thể xác định chính xác những Phương pháp nghiên cứu, các bạn phải hiểu rõ định nghĩa của các phương pháp này. Với đa số các bài luận văn liên quan tới phân tích doanh nghiệp ta sẽ xử dụng Phương pháp Thu thập số liệu thứ cấp,. Liệt kê- so sánh, Phân tích- tổng hợp.

Với các bài nghiên cứu, nếu các bạn có thu thập mẫu khảo sát thì đó là các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, định tính, định lượng (tùy vào tính chất bài khảo sát).

Với các bài luận, nếu các bạn có hỏi ý kiến đóng góp của giảng viên hoặc cấp trên quản lý thì đó là phương pháp hỏi ý kiến Chuyên gia

6. Tổng kết

Vậy là thông qua bài viết này, các bạn đã nắm được những phương pháp nghiên cứu phố biến. Hi vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ định nghĩa được các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Hiểu và vận dụng tốt các phương pháp này sẽ giúp các bạn rất nhiều trong quá trình làm bài luận.

Ngoài ra, MOSL cung cấp các dịch vụ hỗ trợ viết luận văn và thu thập, phân tích số liệu. Nếu trong quá trình học tập có khó khăn gì, các bạn đừng ngại liên hệ chúng mình qua số điện thoại 0707.33.9698 hoặc Mail: sales@mosl.vn | Fanpage: Mentor Of Số Liệu

Xem thêm: Phương pháp viết phần Lời mở đầu cho bài luận chất lượng

Để lại cảm nghĩ của bạn ở đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *